Học lỏm cách xử lý nệm bị mốc ngay tại nhà đơn giản

Muốn đảm bảo cho một giấc ngủ trọn vẹn, yên giấc mỗi đêm thì chúng ta luôn phải giữ chăn, ga, gối, đệm của mình luôn phải sạch sẽ và thơm tho. Tuy nhiên, do đặc điểm thời tiết của nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa và một vài nguyên nhân khác nên những vậy dụng trên rất dễ xuất hiện tình trạng nấm mốc. Một trong thứ bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là nệm hay còn gọi là đệm, trong khi đó đây lại là một trong những vật dụng quan trọng. Nếu như các bạn không biết cách xử lý nệm bị mốc kịp thời, kéo dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực về đường hô hấp của chúng ta.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm mốc cho đệm
Nấm mốc là một loại thực vật nhưng tế bào của nó không chứa chất diệp lục. Chúng thường sống ký sinh trên cây hoặc các sợi thực vật, đồng thời chúng hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển ở những món đồ xung quanh chúng ta. Gần nhất và rất có thể ít người thường để ý đến đó chính là chiếc đệm êm ái mà các bạn vẫn thường sử dụng mỗi ngày. Do thói quen sử dụng, thậm chí có người còn sử dụng đệm quanh năm mà không đổi. Tuy nhiên rất có thể khi lật lên thì phần bề mặt dưới hoặc xung quanh của đệm đã xuất hiện đầy những vết nấm mốc xanh, xám bao quanh.

Vậy vì sao đệm của các bạn lại bị nấm mốc? Sau đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này mà rất có thể bạn không thể ngờ đến được.
Do đệm bị ẩm không xử lý
Thường thì nếu các bạn chỉ ngồi, nằm trên giường khi đi ngủ thì tất nhiên là rất ít khi đệm bị ẩm hoặc nếu có chăng khi trời mưa không đóng cửa sổ cạnh giường nên bị nước mưa tạt vào mà thôi. Thế nhưng rất nhiều người lại thường ăn uống trên giường hay đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc các bé tè dầm là điều không mấy ngạc nhiên. Và cũng chính bởi nước mưa, đồ uống bị đổ, bé tè dầm,… ấy nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ làm nước thấm sâu vào nệm, gây ẩm mốc.
Do mồ hôi cơ thể tiết ra trong quá trình sử dụng
Hàng ngày, cơ thể người tiếp xúc với nệm trung bình khoảng 8 – 9 tiếng. Những người có cơ địa toát nhiều mồ hôi có nhiều khả năng làm ẩm nệm bằng mồ hôi của mình. Tất nhiên là lượng mồ hôi mà các bạn toát ra một đêm thì cũng chưa đủ để thấm sâu gây ra tình trạng này, tuy nhiên “tích tiểu thành đại” lâu ngày thì vẫn hoàn toàn tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nấm mốc phát triển.
Do đặc điểm riêng biệt của thời tiết nước ta
Nước ta là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vì thế mà ngay cả vào các tháng mùa đông thì độ ẩm vẫn ở mức cao. Thậm chí vào các tháng nồm ẩm (khoảng tháng 2 – 4 dương lịch) thì nhà cửa không khác nào như bị đổ nước khắp nơi. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian vi khuẩn, nấm sẽ sinh sôi tốt hơn, này nên tình trạng nệm bị mốc diễn ra thường xuyên hơn.
Cách xử lý nệm bị mốc ngay tại nhà đơn giản dành cho bạn
Khi xuất hiện tình trạng nấm mốc thì các bạn cần phải có cách xử lý nệm bị mốc kịp thời, đúng cách và hiệu quả. Tránh việc để lâu ngày mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về mặt lâu dài. Vì vậy tham khảo ngay những hướng dẫn sau đây của chúng tôi, ngoài ra các bạn cũng có thể áp dụng điều này cho cách xử lý nệm cao su bị mốc và cách giặt đệm bông ép bị mốc sẽ đều tương tự.
Bước 1: Hút bụi

Trước khi tiến hành xử lý ẩm mốc, bạn cần giặt giũ sạch chăn, ga, gối và hút sạch bụi bẩn trên nệm. Nên sử dụng máy hút bụi có gắn cọ để làm sạch mọi bụi bẩn trên cả hai mặt của nệm. Bởi có rất nhiều vết bụi bẩn khó có thể làm sạch nếu như chỉ sử dụng các loại máy thông thường mà thôi, nên chúng ta cần phải sử dụng loại chuyên dụng như vậy. Lưu ý là sau khi làm sạch mỗi mặt của đệm nên làm sạch cọ của máy hút bụt để tránh vi khuẩn nấm mốc lây lan rộng ra các khu vực khác.
Bước 2: Chọn chất liệu xử lý nấm mốc thích hợp

Nấm mốc bám trên nệm rất khó xử lý, nếu chỉ dùng nước thông thường thì không thể làm vết mốc biến mất. Vì vậy, những nguyên liệu làm sạch từ thiên nhiên cũng như chất chuyên dụng khử nấm mốc là lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu làm sạch đệm khác nhau, thích hợp cho từng cách cụ thể như là cách tẩy vết ố vàng trên nệm, cách tẩy trắng đệm, cách tẩy vết ố trên ga giường. Vì vậy mà không phải loại nào cũng thích hợp cho việc làm xử lý nấm mốc. Sau đây là một vài sự gợi ý của chúng tôi.
- Làm sạch đệm bằng baking soda
- Làm sạch đệm bằng chanh tươi
- Làm sạch đệm bằng nước ấm và rượu isopropyl
- Làm sạch đệm bằng hóa chất chuyên biệt
Bước 3: Lau sạch lại bằng vải ướt

Sau khi sử dụng các chất xử lý nấm mốc bạn cần dùng vải ướt lau lại thật sạch bề mặt nệm. Chỉ sử dụng miếng vải ẩm, không quá ướt, điều này có thể làm cho nệm bị ẩm vào sâu bên trong và khiến nấm mốc phát triển nhiều hơn. Bởi như đã nhắc đến ở trên đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Bước 4: Xịt khử trùng
Để loại bỏ đi hoàn toàn những vi khuẩn nấm mốc cứng đầu, đồng thời nhằm mang đến một sự đảm bảo tuyệt đối thì sau khi bề mặt đã được lau sạch và đợi khô thì các bạn nên tiến hành xịt khử trùng toàn bộ. Đồng thời điều này cũng giúp hạn chế nấm mốc quay trở lại.
Bước 5: Phơi khô

Đây là nước cuối cùng trong cách xử lý nệm bị mốc tại nhà, xong cả 4 bước lúc này các bạn chỉ cần đem đệm ra phơi khô mà thôi. Nhưng lưu ý rằng đây lại là một bước vô cùng quan trọng, nếu nệm không được phơi phô mà đã đem vào sử dụng thì tình trạng nấm mốc thậm chí còn phát triển mạnh hơn.
Một số biện pháp phòng chống nệm mốc đầy hiệu quả
Nếu như các bạn đã xử lý xong cho chiếc nệm của mình sạch những vết nấm mốc hoặc nếu như chưa xuất hiện tình trạng này thì cũng nên tham khảo ngay một số biện pháp phòng chống đầy hiệu quả dưới đây. Bởi không gì tốt bằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để tình trạng này xảy ra rồi mới vội vàng đi xử lý.
- Mỗi tháng một lần nên dùng máy hút bụi hút sạch hai bề mặt đệm
- Khi ra khỏi nhà nên đóng cửa sổ cạnh giường ngủ lại phòng tránh trời mưa khi bạn không ở nhà
- Định kì mỗi tháng một lần nên giặt giũ chăn ga của mình
- Không nên ăn uống trên đệm để tránh thức ăn rơi ra đệm gây bẩn và ẩm mốc
- Khoảng 2 tới 3 tháng nên phơi đệm ra nắng để tránh nấm mốc phát triển
- Nhà có trẻ nhỏ nên sử dụng ga chống thấm để giữ vệ sinh cho đệm.
- Thường xuyên mở cửa sổ phòng để không khí được lưu thông tránh chăn đệm, ga gối bị ẩm mốc
Với cách xử lý nệm bị mốc ngay tại nhà đơn giản trên đây, các bạn sẽ không còn phải đau đầu mỗi khi tình trạng này xuất hiện nữa. Đồng thời không chỉ giúp mang đến những giấc ngủ ngon mỗi tối mà còn mang đến một sự đảm bảo về mặt sức khỏe. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì càng nên chú ý đến điều này, vì hệ hô hấp của các bạn lúc này vốn rất nhạy cảm, dễ bị tác động.
Tham khảo thêm về : Dịch vụ giặt nệm tại nhà
Tham khảo thêm : Hé lộ TOP 23+ bộ combo nội thất phòng khách đẹp mê ly